Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

TQ ngửa bài ở biển Đông: Ngư dân sống trái phép ở Hoàng Sa là "dân quân"

Ngư dân Trung Quốc ở Hoàng Sa là "dân quân"

Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) ngày 22/9 đăng tải chùm ảnh với nội dung "Cuộc sống trên quần đảo Tây Sa (cách gọi vô giá trị của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam-PV)".

Theo CRI, hàng chục hộ ngư dân Trung Quốc đang sinh sống (trái phép-PV) trên đảo Ba Ba, thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa.

CRI thừa nhận, những ngư dân này còn "phục vụ" quốc gia trong vai trò dân quân "bảo vệ hòa bình và ổn định trên biển Đông".

Trong chùm ảnh, các ngư dân cũng xuất hiện với trang phục dành cho quân nhân thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA)

Trước đó, truyền thông Trung Quốc không thừa nhận ngư dân nước này tham gia vào các mâu thuẫn trên biển Đông, bất chấp nhiều báo cáo từ giới quan sát quốc tế chỉ ra đây là một lực lượng quân sự hỗ trợ đắc lực cho tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.

Biển Đông: TQ thừa nhận ngư dân chính là dân quân trên biển - Ảnh 1.

Truyền thông Trung Quốc thừa nhận ngư dân cũng phục vụ như những dân quân trên biển. (Ảnh: CRI/Li Jin)

Đáng chú ý, động thái của truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra chỉ 1 ngày sau phiên điều trần của các học giả Mỹ trước tiểu ban Hải lực (Seapower and Projection Forces), thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, hôm 21/9.

Tại buổi điều trần, Andrew Erickson, giáo sư tại Viện Nghiên cứu về Hàng hải Trung Quốc thuộc Học viện Hải chiến Hoa Kỳ, khẳng định các lực lượng không chính quy của Trung Quốc trên biển là một trong những nhân tố quan trọng nhất, nhưng cũng bị đánh giá thiếu sót nhất, ảnh hưởng đến các lợi ích của Mỹ ở biển Đông.

Nhiều người ở Washington biết Trung Quốc có lực lượng hải quân nước xanh lớn thứ hai thế giới, hay cảnh sát biển nước xanh quy mô lớn nhất, nhưng đa số không biết Trung Quốc - với "hạm đội" tàu cá đông đảo nhất toàn cầu - đã triển khai Lực lượng dân quân hàng hải lớn nhất thế giới ra biển.

Đây trên thực tế là lực lượng bị cáo buộc nhiều nhất do làm leo thang căng thẳng trong các tranh chấp hàng hải, theo ông Erickson.

"Dân quân" Trung Quốc bành trướng

Ngày nay, 2 nhân tố quyền lực đã thúc đẩy "Dân quân hàng hải" của Trung Quốc phát triển: Sự ưu tiên trong Kế hoạch 5 năm mới nhất; và kế hoạch cải tổ PLA của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm giảm quy mô quân đội chính quy.

Các chính sách ưu đãi đã thu hút số lượng lớn quân nhân về hưu giàu kinh nghiệm gia nhập các nhóm "dân quân trên biển".

Giáo sư Erickson cho hay, một thuyền viên thông thường được chính phủ Trung Quốc trả 13.000 USD/năm, trong khi thuyền trưởng kiếm được 25.000 USD.

Một hình ảnh được công bố năm ngoái bởi Học viện khoa học quân sự của PLA cho thấy các thành viên lực lượng dân quân Tam Sa (cơ quan hành chính do Trung Quốc lập phi pháp trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam-PV) tham gia vận chuyển các thùng "vũ khí hạng nhẹ" lên một tàu vận tải trong một cuộc tập trận quân sự tháng 9/2015.

Biển Đông: TQ thừa nhận ngư dân chính là dân quân trên biển - Ảnh 2.

Lực lượng dân quân trên biển Tam Sa (phi pháp-PV) tham gia vận chuyển trong cuộc tập trận quân sự tháng 9/2015. Họ đưa các thùng được cho là vũ khí hạng nhẹ lên tàu vận tải của mình. (Ảnh: cimsec.org/)

Chính phủ Mỹ cần hành động ngay

Giáo sư Andrew Erickson chỉ ra, chính phủ Mỹ cần hành động ngay trước khi Washington cùng đồng minh và đối tác bị đặt vào tình thế bấp bênh khi phải đối đầu với những ngư dân "vô tội" của Trung Quốc.

Theo ông, các quan chức Mỹ cần phải công khai rộng rãi trước dư luận nước này về bản chất và hành động thực chất của cái gọi là "lực lượng trên biển thứ ba".

Học giả này kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ đồng thuận công nhận và nhấn mạnh ngay 3 nguyên tắc lớn:

Thứ nhất, Dân quân hàng hải của Trung Quốc là "một lực lượng quân sự" thường được trá hình.

Thứ hai, Dân quân hàng hải Trung Quốc không được hưởng quyền bảo hộ công dân trong trường hợp xung đột trên biển.

Thứ ba, vạch trần sự thật về Dân quân hàng hải Trung Quốc chính là cách tốt nhất để ngăn chặn nó.

Erickson cũng nêu ra những hành động mà chính phủ Mỹ cần thực hiện ngay, trong đó có việc "chỉ đích danh" lực lượng Dân quân hàng hải Trung Quốc trước xã hội quốc tế, cảnh báo rủi ro đến các đồng minh/đối tác, và đặt vấn đề rõ ràng với những người đại diện của Bắc Kinh.

Kim Jong-un không chỉ biết xử tử, ông ấy còn biết làm kinh tế

Úc nghi ngờ tàu Trung Quốc tham gia tìm MH370 để do thám

Theo trang tin News.au.com (Úc) chiếc tàu đang bị nghi vấn này là tàu Dong Hai Jiu 101, một tàu tìm kiếm cứu hộ đóng năm 2012 của Trung Quốc.

Theo Trung tâm phối hợp tìm kiếm máy bay bị nạn (JACC), tàu Dong Hai Jiu 101tham gia chiến dịch tìm kiếm MH370 từ ngày 25-2 năm nay.

Khi quá trình tìm kiếm bắt đầu bộ trưởng giao thông liên bang Úc Darren Chester đã có lời cảm ơn chính phủ Trung Quốc vì sự đóng góp chiếc tàu này.

Tuy nhiên một số chuyên gia Úc cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc đã tranh thủ cơ hội này để thu thập những thông tin tình báo giá trị về hoạt động của hải quân Úc và các nước đồng minh của Úc.

Cựu sĩ quan quân đội Úc Clive Williams nhận định: "Từ kinh nghiệm tình báo của tôi, tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu một tàu như Dong Hai Jiu 101 lại không đóng vai trò thu thập thông tin tình báo".

Giám đốc điều hành Viện chính sách chiến lược Úc, ông Peter Jennings cho biết, mặc dù tàu Dong Hai Jiu 101 không phải là tàu được thiết kế cho mục đích thu thập thông tin tình báo, tuy nhiên tàu này sẽ định kỳ ghi chép lại mọi hoạt động ra vào của các tàu chiến, tàu ngầm tại căn cứ Fremantle và HMAS Stirling của Úc.

Trong khi đó chuyên gia Greg Barton của Đại học Deakin thì cho rằng việc tàu Dong Hai Jiu 101 sẽ có những hoạt động do thám "là vấn đề đương nhiên".

Ông Greg Barton phân tích thêm: "Ngoài hoạt động tình báo thực sự, đó cũng là cơ hội để họ tích lũy thêm năng lực tình báo tín hiệu ví như việc họ có thể đón bắt được những tín hiệu nào từ khoảng cách đó, làm thế nào để thiết lập các thiết bị nghe lén dưới nước có thể dò tìm được di chuyển của tàu ngầm…".

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Nửa số vũ khí Mỹ cấp cho người Kurd đã về tay IS

Thượng nghị sỹ Ted Cruz "đảo chiều", quyết định ủng hộ Trump

Trong tuyên bố đăng trên trang Facebook của mình, Thượng nghị sỹ bang Texas khẳng định: “Sau nhiều tháng cân nhắc kỹ, tôi đã quyết định bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Cộng hòa, ông Donald Trump.”

Thượng nghị sỹ Cruz còn lên tiếng kêu gọi các cử tri Mỹ bỏ phiếu ủng hộ trùm bất động sản này.

Việc ông Cruz dành lá phiếu cho người từng là đối thủ của mình trong các cuộc bầu cử sơ bộ trước đó được đánh giá là có ý nghĩa lớn đối với nội bộ đảng Cộng hòa, đặc biệt là cá nhân ông Trump.

Với sự ủng hộ của Thượng nghị sỹ bang Texas, ông Trump sẽ giành được sự hậu thuẫn của không chỉ các nghị sỹ Cộng hòa, những người luôn nghi ngờ khả năng và phẩm chất của ông trên cương vị ứng cử viên tổng thống của đảng, mà cả những cử tri từng ủng hộ ông Ted Cruz.

Quyết định của ông Cruz khiến dư luận bất ngờ bởi chỉ hai tháng trước đó, tại Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa ở Cleveland, bang Ohio, vị chính khách này đã một mực từ chối ủng hộ đối thủ của mình.

Tháng 5 vừa qua, Thượng nghị sỹ Ted Cruz đã buộc phải dừng cuộc đua giành tấm vé ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa sau khi chỉ giành được 565 phiếu, cách quá xa so với mục tiêu tối thiểu 1.237 phiếu đại biểu để trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng này.

Trong khi đó, kết quả thăm dò do hãng Reuters và Ipsos phối hợp thực hiện được công bố ngày 23/9 cho thấy ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton đang dẫn trước 4 điểm so với đối thủ Donald Trump.

Theo kết quả cuộc thăm dò được thực hiện từ ngày 16-22/9, 41% số người được hỏi ủng hộ bà Clinton, trong khi ông Trump chỉ được 37% ủng hộ.

Dự kiến, cuộc tranh luận đầu tiên giữa bà Clinton và ông Trump tại Đại học Hofstra ở thành phố New York sẽ diễn ra vào ngày 26/9 và kéo dài 90 phút, được truyền hình trực tiếp trên nhiều kênh của Mỹ./.

Nhật tuần tra Biển Đông, TQ dọa "chuyển lửa" về Hoa Đông

Nước cộng hoà ly khai ở Moldova muốn sáp nhập với Nga

"Giải pháp cho vấn đề này nằm trong bình diện chính trị, trong bình diện các cơ quan có thẩm quyền thông qua quyết định chính trị. Chúng tôi, những người Transnistria, đã thực hiện quyết định thông qua cuộc trưng cầu. Nó rõ ràng, minh bạch, công khai.

Kết quả cuộc trưng cầu, như quí vị biết, đã được Duma Quốc gia Nga xem xét và thậm chí thông qua tuyên bố phù hợp xác nhận các thủ tục là minh bạch và người dân tự nguyện tham gia trưng cầu ý dân" - Sputnik dẫn lời ông Evgeny Shevchuk hồi đáp câu hỏi về hy vọng của người Transnistria sáp nhập với Nga.

"Chúng tôi hiểu rằng chuyển động này có thể lẫn nhau, bởi vì có tình hình khu vực chung. Ở đây, Transnistria nỗ lực xích lại gần, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào khả năng của nước Nga, chúng tôi cũng cân nhắc những đặc điểm này" - ông Shevchuk nói thêm.

Transnistria là một lãnh thổ ly khai nằm phần lớn trên một dải đất giữa sông Dniester và biên giới phía đông của Moldova với Ukraina.

Kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1990, và đặc biệt là sau Chiến tranh Transnistria vào năm 1992, lãnh thổ này được quản lý như là Cộng hòa Pridnestrovia Moldova (PMR), một nhà nước được công nhận hạn chế.

Cộng hòa Moldova không công nhận Cộng hòa Pridnestrovia Moldova và xem phần lớn lãnh thổ Transnistria là một bộ phận của Moldova với địa vị Đơn vị lãnh thổ tự trị với địa vị pháp lý đặc biệt Transnistria.

Nhật sợ "chiến lược cải bắp" của TQ: Nỗi ám ảnh ở biển Đông đã đến Senkaku/Điếu Ngư

Giáo sỹ Gulen sẵn sàng trở về Thổ Nhĩ Kỳ nếu Mỹ cho phép dẫn độ

Ông Gulen phát biểu trên Đài ZDF của Đức: "Nếu Mỹ đồng ý (cho dẫn độ), tôi sẽ về... và chịu đau khổ trong những ngày còn lại của mình (do Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ gây ra) và vì vậy tôi sẽ đến với Chúa như một người trong sạch."

Bên cạnh đó, ông Gulen còn kêu gọi quốc tế tiến hành điều tra việc Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ông chỉ đạo vụ đảo chính bất thành ở nước này, đồng thời khẳng định sẵn sàng trả lời điều tra.

Ngoài ra, ông cũng cáo buộc chính quyền Ankara lợi dụng vụ đảo chính đó như một cái cớ để đàn áp những người ủng hộ phong trào Hizmet (đang điều hành một mạng lưới các trường tư, doanh nghiệp và phương tiện truyền thông) của ông.

Giáo sỹ Gulen cho rằng "mọi thứ đều được lên kế hoạch trước"./.

Trước Clinton, những phụ nữ nào đã tranh cử Tổng thống Mỹ?

Tình báo Mỹ nghi ngờ cố vấn của Trump “đi đêm” với Nga

Các hoạt động của ông Carter Page, người được ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump giới thiệu là một trong những cố vấn chính sách đối ngoại, đã được các thành viên quốc hội Mỹ mang ra thảo luận.

Giới tình báo Mỹ đang xác định liệu Carter Page có phải đã liên lạc riêng với các quan chức cao cấp Nga, trong đó có các cuộc đàm phán về việc dỡ bỏ trừng phạt kinh tế nếu Donald Trump đắc cử tổng thống hay không.

Page là cựu nhân viên đầu tư ngân hàng của Merrill Lynch ở Mátxcơva, hiện đang điều hành công ty tư vấn Global Energy Capital ở New York, nằm cách không xa toà tháp Trump Tower. Công ty này chuyên về các giao dịch dầu khí với Nga và các nước Trung Á.

Donald Trump lần đầu tiên nhắc tên của Page khi được đề nghị xác định "nhóm chính sách đối ngoại" trong cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post hồi tháng Ba.

Trump cho biết Page có bằng tiến sĩ, tuy nhiên vai trò chính xác của Page trong nhóm 5 cố vấn của ứng viên đảng Cộng hoà này vẫn chưa được rõ ràng.

Page được Đại sứ quán Mỹ ở Mátxcơva chú ý vài năm trước, khi ông ta xuất hiện ở thủ đô của Nga trong một số lần công tác và đã đưa ra những bình luận khiêu khích về chính sách của Mỹ và đồng cảm với Tổng thống Nga Putin.

Page cũng không ngần ngại bày tỏ những quan điểm này tại Mỹ. Hồi tháng Ba, sau khi được Trump chọn là một trong số cố vấn, Page nói với Bloomberg rằng ông ta cũng là cố vấn và là một nhà đầu tư của tập đoàn dầu khí nhà nước lớn nhất Nga Gazprom.

Sau đó, Page còn đổ lỗi cho chính quyền Obama về những trừng phạt áp đặt lên Nga sau vụ sáp nhập Crưm, khiến cổ phiếu của Gazprom sụt giảm.

Page xuất hiện trở lại ở Mátxcơva hồi đầu tháng Bảy, chỉ hai tuần trước khi Đảng Cộng hoà chính thức đề cử Donald Trump làm ứng viên tranh chức tổng thống.

Giới chức tình báo Mỹ nhận được thông tin, Page đã gặp Igor Sechin, một đồng minh lâu năm của Tổng thống Putin, cựu phó thủ tướng Nga và hiện là chủ tịch điều hành của Rosneft, công ty dầu khí hàng đầu Nga.

Những câu hỏi về ông Page được đưa ra trong bối cảnh giới chức tình báo Mỹ ngày một lo ngại về khả năng Nga tấn công tin tặc vào Uỷ ban quốc gia Đảng Dân chủ và cơ sở dữ liệu bầu cử ở Arizona và Illinois.

Nhật tuần tra Biển Đông, TQ dọa "chuyển lửa" về Hoa Đông

Mỹ: Thành phố Charlotte tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau vụ cảnh sát bắn chết người da đen

Viết trên trang Twitter cá nhân vào hôm qua 23/9 (giờ địa phương), Thống đốc Pat McCrory chia sẻ:

"Tôi đã ban bố tình trạng khẩn cấp và bắt đầu nỗ lực triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia và Cảnh sát tuần tra đến hỗ trợ lực lượng thực thi luật pháp địa phương ở Charlotte", đồng thời nhấn mạnh: "Những hành vi bạo lực nhằm vào dân thường và cảnh sát hay phá hoại tài sản sẽ bị trừng trị nghiêm".

Tuyên bố của Thống đốc bang Bắc Carolina đưa ra cùng thời điểm gia đình người đàn ông Mỹ gốc Phi bị cảnh sát Mỹ bắn chết hôm 20/9 tung ra một video gây sốc về thời điểm ông bị cảnh sát bắn chết.

Theo Reuters, việc gia đình người đàn ông Mỹ gốc Phi Keith Lamont Scott - người mà cái chết của ông đã kéo theo những vụ bạo động tại Charlotte, tung ra đoạn video làm gia tăng áp lực lên giới chức Mỹ về việc phải công khai video cảnh sát bắn chết người da màu.

Trước đó, cảnh sát đã từ chối công bố video nhạy cảm trên.

Cảnh sát trưởng Charlotte, ông Kerr Putney, khẳng định sẽ không có bất cứ trường hợp nào để công chúng có thể xem các đoạn phim liên quan đến cái chết của người đàn ông da màu Keith Lamont Scott bị bắn chết vào ngày 20/9.

Obama bị chỉ trích quá rụt rè trước Trung Quốc trên Biển Đông

HĐBA thông qua nghị quyết giải giáp và không phổ biến hạt nhân

Với 14 phiếu thuận và 1 phiếu trắng (Ai Cập), nghị quyết của Hội đồng Bảo an hoan nghênh những tiến bộ đã đạt được trong việc “phổ quát hóa” CTBT, với 183 quốc gia đã ký CTBT và 166 quốc gia đã ký và phê chuẩn.

CTBT nghiêm cấm tất cả cả các vụ thử hạt nhân, dù đó là vì mục đích dân sự hay quân sự.

Phát biểu sau khi Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về nghị quyết, Giám đốc Điều hành của Tổ chức Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO), ông Lassina Zerbo nói rằng việc thông qua nghị quyết này là rất kịp thời, nhất là sau các vụ thử hạt nhân gần đây của Triều Tiên.

Ông Lassina Zerbo cũng cho biết trong số 44 quốc gia thuộc Phụ lục 2, 41 quốc gia đã ký và 36 quốc gia đã ký và phê chuẩn CTBT, trong đó có nhiều quốc gia hạt nhân.

Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng kêu gọi 3 quốc gia chưa ký và 5 quốc gia ký nhưng chưa phê chuẩn CTBT thuộc Phụ lục 2 cần sớm thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng quốc tế.

Ba quốc gia trong Phụ lục 2 chưa ký CTBT là Triều Tiên, Ấn Độ và Pakistan. Năm quốc gia thuộc Phụ lục 2 đã ký nhưng chưa phê chuẩn CTBT gồm Mỹ, Trung Quốc, Ai Cập, Iran và Israel.

Thượng nghị sỹ Ted Cruz "đảo chiều", quyết định ủng hộ Trump

Thành viên phe đối lập Campuchia bị ám sát

Theo Phnompenh Post, vụ việc xảy ra vào khoảng 20 giờ 30 phút. Lúc này, ông Khin Eab đang trên đường trở về nhà sau khi thăm anh trai ở quận Chikor thì bị hung thủ dùng lưỡi hái tấn công vào đầu.

“Ông ta bị tấn công khi đang đi bộ cách nhà 300 đến 400 mét. Dựa vào kết quả khám nghiệm vết thương trên chân mày trái, rất có thể hung khí là lưỡi hái. Chúng tôi chưa có bất cứ thông tin nào về hung thủ” – người đứng đầu CNRP ở tỉnh Tbong Khmum, ông Seang Seangly, cho biết.

Cũng theo ông Seangly, gần hiện trường gây án có nhiều cánh rừng nhỏ tạo điều kiện thuận lơi cho hung thủ ẩn náu.

Phó cảnh sát trưởng quận Tbong Khmum, ông Long Sarin, khẳng định những yếu tố ban đầu cho thấy đây rất có thể là một vụ trả thù cá nhân chứ không phải là một vụ cướp hay có mưu đồ chính trị.

“Hung thủ không lấy bất cứ thứ gì trên người nạn nhân. Có thể vụ án liên quan đến tư thù. Nạn nhân đeo đồng hồ và vẫn còn đó. Nạn nhân mang theo 40.000 riel và nó vẫn còn đó” – ông Sarin tiết lộ, đồng thời khẳng định cảnh sát đang tiếp tục điều tra.

Úc nghi ngờ tàu Trung Quốc tham gia tìm MH370 để do thám

Iraq: Tấn công liều chết ở Tikrit làm gần 50 người thương vong

Đây là vụ tấn công đầu tiên kiểu này kể từ khi Tikrit được giải phóng khỏi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hồi tháng 4/2015.

Các nguồn tin an ninh cho biết vụ tấn công xảy ra vào khoảng 5 giờ - giờ địa phương (tức 9 giờ -giờ Việt Nam).

Một phiến quân đã bị tiêu diệt tại hiện trường sau khi đối tượng này bắn chết 4 sỹ quan cảnh sát.

Hai tay súng khác tiếp tục di chuyển khoảng 7km tới ranh giới địa phận thành phố và kích nổ khối thuốc chở theo trên một chiếc xe ôtô tải nhỏ, làm 8 người thiệt mạng và 34 người bị thương.

Hiện chưa có tổ chức hay cá nhân nào thừa nhận tiến hành vụ tấn công này, nhưng IS thường nhận là thủ phạm của nhiều vụ tương tự.

Sau vụ việc trên, cảnh sát đã thắt chặt an ninh tại thành phố Tikrit, nơi vốn đã triển khai một số biện pháp an ninh nghiêm ngặt nhất sau khi giải phóng khỏi IS.

Các vụ tấn công trên xảy ra chỉ vài vài ngày sau khi quân đội Iraq giành lại thị trấn Shirqat, cách Tikrit 100km về phía Bắc, để mở đường tấn công ở thành phố Mosul./.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Bà Hillary ngã bệnh linh ứng tiên tri của Vanga về Tổng thống Mỹ?

Những lời đồn đoán rằng bà Clinton sẽ rời cuộc tranh cử Tổng thống đã nổi lên sau khi xuất hiện hình ảnh được cho là bà ngã quỵ vì viêm phổi trong một buổi lễ tưởng niệm ngày 11/9 hôm Chủ Nhật vừa qua.

Nhiều người cho rằng ông Obama có thể tuyên bố thiết quân luật - dựa vào mối đe dọa khủng bố từ IS - để ngăn cản ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trở thành tổng thống.

Nếu đây đúng là sự thật, thì những động thái này sẽ linh ứng với một lời tiên tri của nhà tiên tri Baba Vanga rằng ông Obama sẽ là tổng thống cuối cùng của nước Mỹ.

Các nguồn tin cho biết Đảng Dân chủ sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận việc đưa người thay thế bà Clinton do tình hình sức khỏe của bà.

Bà Clinton đã hủy các chuyến thăm được lên kế hoạch tới California trong hai ngày tới, và cuộc gặp mặt ở Las Vegas vào thứ Tư cũng chưa được xác nhận.

Với tình thế chỉ còn 56 ngày nữa là đến ngày bầu cử, đảng Cộng hòa có thể sẽ phải vất vả tìm một ứng viên mới. Điều này càng khiến những người tin vào giả thuyết ông Obama là tổng thống cuối cùng của nước Mỹ có thêm cơ sở.

Ngoài ra, thông tin cũng cho biết rằng Quốc hội có thể thay đổi ngày bầu cử theo Điều 2 Hiến pháp.

Nếu tới ngày 3/1 mà các thành viên Quốc hội không đưa ra quyết định, nhiệm kỳ của họ sẽ kết thúc - và có thể sẽ tạo điều kiện cho ông Obama trở thành người nắm quyền tuyệt đối.

Cựu ứng cử viên tổng thống Ben Carson từng dự đoán cuộc bầu cử năm nay sẽ bị hủy bỏ sớm - do sự bùng phát tình trạng hỗn loạn.

Baba Vanga - nhà tiên tri được các tín đồ tin là có tỷ lệ dự đoán chính xác tới 85% sau các lời tiên đoán về vụ 11/9 và sự nổi lên của IS - cũng từng đoán trước rằng tổng thống thứ 44 của nước Mỹ là một người Mỹ gốc Phi. Bà cũng nói rằng ông sẽ là người cuối cùng.

Một số nhà tiên tri Thiên Chúa giáo từng nói rằng họ tin ông Obama sẽ là tổng thống cuối cùng.

"Người canh gác" Nonn Yobiznic của Thiên Chúa giáo - người khẳng định đã nhận được những giấc mơ báo mộng từ Chúa - nói rằng tổng thống thứ 44 của nước Mỹ sẽ đánh dấu sự kết thúc bởi các quốc gia Do Thái như Israel hay Judar đều có 44 vị vua.

Một "nhà tiên tri" khác là Glenda Jackson cho biết: "[Chúa] đã cho tôi thấy rằng nếu người Thiên Chúa giáo không bắt đầu cầu nguyện từ bây giờ... cuộc bầu cử tiếp theo sẽ không diễn ra - nó sẽ bị hoãn lại bởi cái ác sẽ nổi lên."

Bà nói thêm: "Có những thứ sẽ được an bài và tổng thống sẽ không phải rời nhiệm sở - ông ấy sẽ ở lại."

Thậm chí các cộng đồng nghiên cứu UFO cũng tham gia cuộc tranh luận này.

Chuyên gia đĩa bay Scott Waring C cho biết: "Nếu Obama là tổng thống cuối cùng, có lẽ nước Mỹ đã quyết định rằng như thế là quá nhiều quyền lực tập trung vào tay một người, và nó cần được lãnh đạo bởi Quốc hội như một khối thống nhất."

"Điều đó sẽ tốt hơn so với việc chỉ có một mình tổng thống nắm quyền, người có thể sẽ phá luật hay giở thói quan liêu để làm điều mình muốn."

"Quốc hội nên lãnh đạo nước Mỹ thay vì một mình tổng thống"./.

Tập trận biển Đông: Đến lượt Nga ủng hộ Trung Quốc, liên minh quân sự thành hình?

Thủ tướng Hun Sen cảnh báo đàn áp cuộc biểu tình của CNRP

vccorp.vn

Copyright © 2008 - 2016 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943 113 999
Email: btv@soha.vn
Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.

​Cựu Thủ tướng Anh David Cameron từ chức đại biểu quốc hội

"Hoàn cảnh từ chức Thủ tướng của tôi và những thực tế chính trị hiện tại đã khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn khi tiếp tục ở lại trong quốc hội. Tôi hoàn toàn ủng hộ Theresa May và có niềm tin rằng nước Anh sẽ phát triển dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của bà ấy" - ông Cameron tuyên bố.

Trước đó ông Cameron đã từ chức thủ tướng hồi tháng 6, chỉ vài giờ sau khi có kết quả của cuộc trưng cầu dân ý và bàn giao quyền lực lại cho bà May.

Ông Cameron đã chịu nhiều chỉ trích sau thất bại của cuộc bỏ phiếu. Nhiều người cáo buộc ông đã liều lĩnh tổ chức một cuộc trưng cầu mà thiếu chiến dịch quản lý những người theo chủ nghĩa dân túy chống EU.

AFP cho biết việc ông từ chức khỏi quốc hội là một động thái nhanh bất thường. Thông thường các cựu thủ tướng vẫn ở trong quốc hội Anh trong nhiều năm.

Ông Cameron cũng lên tiếng phủ nhận việc ông từ chức có liên quan đến quyết định hồi tuần trước của bà May trong ngành giáo dục. Theo đó bà May quyết định cho các trường học công do nhà nước tài trợ có quyền quy hoạch lại các môn học theo khả năng học tập của học sinh.

Cựu thủ tướng Cameron đã phản đối quyết định này trong suốt 6 năm tại chức của ông. Trả lời phỏng vấn với đài ITV, ông Cameron cam đoan rằng việc ông từ chức tại thời điểm xảy ra tranh cãi với bà May là hoàn toàn ngẫu nhiên.

"Rõ ràng tôi có quan điểm riêng của tôi về một vấn đề nào đó. Mọi người đều biết cả. Bởi vì tôi là cựu thủ tướng nên việc ngồi lại quốc hội sẽ gây khó khăn và phân tâm cho những gì chính phủ đang làm" - ông Cameron chia sẻ.

Bà May đã có đôi lời với ông Cameron trên Facebook sau khi ông quyết định ra đi. "Tôi rất tự hào được phục vụ dưới thời chính quyền của ông Cameron và dưới sự sự lãnh đạo của ông ấy chúng ta đã gặt hái được những điều tuyệt vời" - bà May viết.

Ông Cameron là nghị sĩ đến từ thị trấn Witney thuộc hạt nông thôn Oxfordshire từ năm 2001. Vào thời điểm ông từ chức thủ tướng, ông Cameron vẫn nhấn mạnh rằng ông muốn tiếp tục là một nghị sĩ và có ý định tái tranh cử trong cuộc tổng bầu cử năm 2020.

Tuy nhiên ông đã không đảm nhận vài trò nào kể từ khi từ chức. "Rõ ràng tôi sẽ phải xây dựng một cuộc sống bên ngoài Westminster. Tôi chỉ mới 49 tuổi và hy vọng tôi vẫn có thể đóng góp cho cộng đồng và đóng góp cho đất nước chúng ta" - ông chia sẻ với ITV.

Quyết định của ông Cameron cũng nhận được sự hoan nghênh của các đồng minh.

Cựu bộ trưởng tài chính của ông là George Osborne gọi đó là một "ngày buồn" trên Twitter. "Tôi biết ông ấy đã rất khó khăn để đưa ra quyết định này" - ông Osborne chia sẻ.

Cựu Ngoại trưởng William Hague cho rằng đó là "một quyết định đúng", viết rằng: "Cựu thủ tướng bị cáo buộc làm quá ít việc và gây mất tập trung".

Tuy nhiên nghị sĩ Angela Eagle của đảng Lao động đối lập chỉ trích quyết định ra đi của ông Cameron. Bà Eagle cho rằng ông Cameron đã tiến hành cuộc trưng cầu dân ý để giải quyết "một cuộc tranh luận trong đảng của ông ta" và bây giờ "ông ta ra đi để người khác giải quyết đống lộn xộn này".

Ngoài ra quyết định từ chức của ông Cameron cũng gây ra một thủ tục tối nghĩa cho quốc hội bởi vì các nhà lập pháp về mặt kỹ thuật thì không thể từ chức.

Tập trận biển Đông: Đến lượt Nga ủng hộ Trung Quốc, liên minh quân sự thành hình?

Quân đội Syria ngừng mọi hoạt động quân sự trong 7 ngày

Trong tuyên bố đăng trên truyền hình nhà nước, quân đội Syria cho biết quá trình ngừng các hoạt động quân sự sẽ bắt đầu vào lúc 19 giờ (giờ địa phương - 16 giờ GMT) và kéo dài đến nửa đêm 18/9 (21 giờ GMT) "trên lãnh thổ nước Cộng hòa Arập Syria".

Tuy nhiên, theo tờ "The New York Times", có thông tin cho thấy chỉ chưa đầy một giờ kể từ khi có hiệu lực, lệnh ngừng bắn đã bị vi phạm. Tại tỉnh Dara’a ở miền Nam, một nhóm nổi dậy ra tuyên bố rằng họ đã giết chết 4 binh sĩ chính phủ.

Trước đó, dư luận đã hoài nghi về khả năng lệnh ngừng bắn, được đưa ra trùng với thời điểm bắt đầu ngày lễ Eid al-Adha của đạo Hồi, sẽ được tuân thủ. Theo các điều khoản, nếu như lệnh ngừng bắn này được tuân thủ nghiêm túc trong 7 ngày,

Mỹ và Nga sẽ tiến hành một chiến dịch phối hợp oanh kích nhằm vào các phiến quân thánh chiến ở Syria, trong khi không quân Syria không được phép bay trên vùng trời các khu vực mà quân nổi dậy kiểm soát.

Nga quan ngại các nhóm Syria không tuân thủ lệnh ngừng bắn

Cùng ngày 12/9, Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ quan ngại về một số nhóm đối lập vũ trang tại Syria, trong đó có nhóm phiến quân Ahrar al-Sham, từ chối tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn vừa có hiệu lực ở quốc gia Trung Đông này.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moskva đang trông chờ Mỹ gây ảnh hưởng tới "phe đối lập ôn hòa" ở Syria để đảm bảo thỏa thuận ngừng bắn được tuân thủ đầy đủ. Cơ quan này nêu rõ: "Chúng tôi trông chờ Mỹ làm phần việc của họ và sử dụng ảnh hưởng cần thiết với các bên mà họ coi là 'lực lượng đối lập ôn hòa'".

Cũng theo Bộ Ngoại giao Nga, hàng viện trợ nhân đạo tới Aleppo sẽ ngay lập tức bắt đầu đi qua tuyến đường phía Bắc Castello. Trong khi đó, con đường phía Nam đi qua vùng Ramusa sẽ được mở cửa sau.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga đã kêu gọi lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) ngừng giao tranh với các đơn vị người Kurd để giúp hỗ trợ thực thi thỏa thuận ngừng bắn, đồng thời cho biết họ đang cân nhắc yêu cầu của quân đội Syria về cung cấp các trang thiết bị giám sát ngừng bắn.

Bộ Quốc phòng Nga khẳng định Moskva sẽ tiếp tục tiến hành không kích nhằm vào các tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Mặt trận al-Nusra (đã đổi tên thành Jabhat Fateh al-Sham).

Theo cơ quan này, một trung tâm điều phối chung Mỹ-Nga sắp được thành lập để xác định các mục tiêu tấn công của Nga và liên quân do Mỹ đứng đầu.

Bộ Quốc phòng Nga cũng nói thêm, lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực lúc 16 giờ (GMT) trên toàn lãnh thổ Syria sẽ được giám sát bằng các máy bay không người lái và quân đội Syria đã tuyên bố sẵn sàng nỗ lực hết mình để tuân thủ lệnh ngừng bắn.

Mỹ-Ấn tập trận ngay sát biên giới Trung Quốc

Bầu cử Mỹ: Ông Trump dẫn điểm lớn nhất trước bà Clinton tại 1 bang

Điều này diễn ra trong bối cảnh chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 đang bước vào giai đoạn nước rút.

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn kết quả cuộc thăm dò dư luận của trang mạng UtahPolicy.com cho thấy, tỷ phú Trump đã bất ngờ dẫn trước bà Hillary Clinton tới 15% số phiếu ủng hộ tại tiểu bang miền Tây Utah và đây là khoảng cách dẫn điểm lớn nhất ông Trump có được tại một tiểu bang.

Cụ thể, ông Trump nhận được 39% số phiếu so với 24% của bà Hillary. Tuy nhiên, kết quả thăm dò của CNN/Reuters tiếp tục cho thấy cựu Ngoại trưởng Mỹ vẫn dẫn trước đối thủ Cộng hòa tại các bang “chiến địa” như Virginia hay Pennsylvania.

Trong khi đó, ứng cử viên tự do Gary Johnson nhận được 13% số phiếu, giảm 3% so với kết quả thăm dò hồi tháng 7, và ứng cử viên độc lập Evan McMullin nhận được 9%.

Từ năm 1968, cử tri tại bang Utah có xu thế bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, song phe Dân chủ đang đặt nhiều hy vọng tại bang này trong chiến dịch bầu cử năm nay vì ông Trump không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng cử tri theo đạo Mormon ở Utah.

Lộ điểm yếu sức khỏe, phe Clinton rơi vào khủng hoảng

Iran dọa bắn hạ máy bay do thám Mỹ

Thông tin này do ba quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ với kênh truyền hình Fox News vào hôm 12/9.

Hai máy bay do thám nói trên gồm một chiếc P-8 Poseidon và một chiếc EP-3 Eries của Hải quân Mỹ, chở theo khoảng 30 binh sĩ làm nhiệm vụ trinh sát vùng Eo biển Hormuz và Vịnh Oman, ở gần bờ biển của Iran.

Khi đó, phía Tehran đã phát tín hiệu yêu cầu hai máy bay trên đổi hướng nếu không sẽ bị bắn hạ.

Tuy nhiên, theo lời của ba quan chức Mỹ, hai chiếc phi cơ quân sự của nước này đã phớt lờ cảnh báo trên bởi chúng đang bay trên vùng không phận quốc tế, cách bờ biển Iran 13 hải lý.

Theo luật pháp quốc tế, vùng lãnh hải của một quốc gia nằm trong phạm vi 12 hải lí tính từ bờ biển.

Một quan chức nắm rõ thông tin về sự cố này nói với Fox News: “Chúng tôi muốn thử phản ứng của Iran.

Họ bảo chúng tôi ra khỏi đất của họ, tuy nhiên chúng tôi lại không hề ở đó. Bất kể lúc nào bạn đe dọa bắn hạ ai đó, điều đó không được xem là chuyên nghiệp”.

Các quan chức Mỹ đã gọi đe dọa của Iran là “thiếu chuyên nghiệp”, đồng thời trích dẫn các nguồn tin tình báo cho rằng không có bệ phóng tên lửa nào trong khu lân cận có khả năng bắn hạ một máy bay phản lực.

Đây là sự cố mới nhất trong loạt vụ tranh cãi về quân sự giữa Mỹ và Iran. Lầu Năm Góc thông báo kể từ tháng 1/2016, Washington đã 31 lần chặn và xua đuổi các tàu của Tehran.

Điểm mặt những ứng viên có thể thay thế bà Clinton

Duterte tuyên bố chủ động hủy gặp tại Lào vì không muốn bị Obama "lên lớp"

Phát biểu trước lực lượng cảnh sát và quân đội Philippines, Tổng thống Duterte cho hay: "Tôi cố tình không tham dự cuộc hội đàm song phương với Tổng thống Mỹ. Tôi đã bỏ qua cuộc gặp đó. Anh không thể lên lớp tổng thống một nước có chủ quyền. Dù anh có là Obama đi chăng nữa. Ông ta làm thế là sai trái. Đó là lý do tôi chửi thề nhắm vào ông ta."

Ông Duterte cũng mỉa mai "những kẻ ủy mị" chỉ trích ông vi phạm nhân quyền, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi lực lượng an ninh tiêu diệt nghi phạm ma túy cũng như các đối tượng tội phạm khác.

Tuy nhiên, hôm 6/9, chính Tổng thống Rodrigo Duterte đã lên tiếng bày tỏ sự hối tiếc vì lăng nhục Tổng thống Mỹ Barack Obama.

"Các bình luận hơi nặng lời của tôi là để đáp lại một số câu hỏi của báo chí... nhưng tôi rất tiếc khi nó lại trở thành một màn công kích cá nhân nhằm vào ngài Tổng thống Mỹ, " thông báo do ông Duterte đưa ra có đoạn. ​

Duterte, một người thích ăn nói đơn giản và nổi tiếng vì các phát ngôn gây sốc cùng chiến dịch chống ma túy mạnh tay, đã gọi ông Obama là "đồ con hoang" trước mặt các phóng viên trong ngày 5/9 - một ngày trước khi cuộc gặp gỡ giữa đôi bên dự kiến diễn ra tại Lào.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hủy cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông với người đồng cấp Philippines Rodrigo Duterte, sau khi vị này dùng ngôn từ không đẹp để nói về ông. Một phát ngôn viên Nhà Trắng đã thông báo về quyết định trên cũng trong ngày 6/9.

Ông Obama đã nghe tin về sự xúc phạm này khi ông rời khỏi hội nghị G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc. Tại một cuộc họp báo, ông nói rằng đã yêu cầu trợ lý bàn bạc lại với giới chức Philippines để "tìm hiểu xem có phải đây là lúc thích hợp" để đôi bên có các cuộc trao đổi mang tính xây dựng./.

Bất lực với "đề toán" quá khó mang tên Kim Jong Un: Hướng nào cũng là "ngõ cụt"

Trung Quốc muốn bỏ mặc Venezuela “tự gục ngã”?

Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal, do phải đối mặt với những khoản nợ khó đòi ngày càng lớn và rủi ro an ninh gia tăng đối với công dân và doanh nghiệp Trung Quốc ở Venezuela, Bắc Kinh có vẻ như đang tính toán lại mối quan hệ liên minh với quốc gia mà nước này đã cho vay khoảng 60 tỷ USD.

Kết quả của sự điều chỉnh chiến lược này sẽ là Venezuela khó có thể nhận thêm vốn vay hoặc vốn đầu tư từ Trung Quốc.

Khi đó, Venezuela sẽ phải cắt giảm chi tiêu nhiều hơn, thậm chí sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ. Hiện nay, Chính phủ và công ty dầu lửa quốc doanh nước này đang nợ trái phiếu hơn 110 tỷ USD.

Theo nguồn tin là quan chức doanh nghiệp Trung Quốc, trong các cuộc họp khẩn cấp tổ chức trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, đại sứ Trung Quốc tại Caracas đã bày tỏ lo ngại với đại diện các công ty quốc doanh Trung Quốc về vấn đề an ninh và nợ khó đòi của Venezuela.

“Các cuộc họp đã đi đến nhất trí là [Trung Quốc] sẽ không đầu tư thêm vào Venezuela”, nguồn tin nói. “Có một thông điệp rõ ràng từ trên xuống: cứ để mặc họ gục ngã”.

Theo nguồn tin, các công ty Trung Quốc ở Venezuela đang chuyển nhân viên sang Coluombia và Panama vì lý do an ninh, và cũng vì nhiều dự án của Trung Quốc ở nước này đã rơi vào ngưng trệ.

An toàn đang là một nỗi sợ gia tăng đối với công dân Trung Quốc đang sinh sống và làm việc ở Venezuela. Họ đã trở thành mục tiêu cho những đường dây bắt cóc, buộc nhiều người phải rời khỏi nước này.

Theo tổ chức độc lập Venezuela Violence Observatory, Venezuela là quốc gia có tỷ lệ các vụ giết người cao thứ nhì thế giới.

Nhiều công nhân mới đến để làm việc trong dự án của các công ty quốc doanh Trung Quốc ở Venezuela thậm chí không dám ra khỏi nơi ở và nơi làm việc.

Theo nhà phân tích Diego Moya-Ocampos thuộc hãng tư vấn IHS, việc Trung Quốc tính toán lại mối quan hệ với Venezuela có thể có ảnh hưởng rộng khắp khu vực Mỹ Latin và châu Phi, nơi các quốc gia giàu tài nguyên đã tìm đến nguồn vốn từ Trung Quốc trong thời kỳ bùng nổ của hàng hóa cơ bản.

“Trung Quốc đang cân nhắc lại những rủi ro về chính trị và tiền vốn để không rơi vào tình thế như họ đang phải đối mặt ở Venezuela”, ông Moya-Ocampos nói.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Venezuela suy giảm gần 6% trong năm ngoái và sẽ suy giảm thêm 10% trong năm nay. Dự trữ ngoại hối của nước này hiện chỉ còn 11,8 tỷ USD, mức thấp nhất trong 13 năm.

Các biện pháp quản lý kinh tế sai lầm được cho là nguyên nhân chính đẩy Venezuela rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng với lạm phát phi mã hiện nay.

Tuy nhiên, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bác bỏ cáo buộc này, cho rằng đất nước lâm khủng hoảng là do cuộc chiến kinh tế của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

“Có nhiều lý do khiến Trung Quốc bắt tay với Venezuela trước đây, nhưng giờ là lúc họ đang đối mặt câu hỏi: làm thế nào để thoát khỏi mớ bòng bong này”, giáo sư R. Evan Ellis thuộc trường US Army War College nhận định.

Ước tính, khoảng 30.000 người Trung Quốc đã rời khỏi Venezuela từ năm 2014 và hiện còn hơn 100.000 người ở lại.

“Thị trường của tôi đã bị phá hỏng”, anh Rafael Lobo, một người môi giới cho khách Trung Quốc thuê nhà ở Caracas, phàn nàn.

“Cách đây 2 năm, giá căn hộ cho thuê là 2.000 USD/tháng. Bây giờ, giá thuê chỉ còn 400 USD mà tôi cũng chẳng cho thuê nổi”.

Lộ điểm yếu sức khỏe, phe Clinton rơi vào khủng hoảng

Phương Tây xôn xao vì người phụ nữ "nổi tiếng nhất Triều Tiên"

Buổi phát sóng diễn ra vào khoảng 1 giờ chiều ngày 9/9 theo giờ địa phương và không được thông báo trước. Mặc một bộ trang phục Triều Tiên truyền thống, với hai màu hồng và đen đặc trưng, bà Ri Chun-hee mỉm cười khi cho các khán giả của kênh Truyền hình trung ương Triều Tiên (KCTV) - và thế giới - biết rằng cuộc thử nghiệm mới nhất đã đưa chương trình hạt nhân của Triều Tiên lên một "tầm cao mới."

Bà cũng nói rằng đất nước mình đã có thể sản xuất ra đầu đạn mới đủ nhỏ để gắn trên một quả tên lửa đạn đạo.

"Hoạt động tiêu chuẩn hóa đầu đạn hạt nhân sẽ cho phép Triều Tiên sản xuất theo ý muốn... nhiều loại đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn, nhẹ hơn và có sức công phá mạnh hơn," bà nói.

Nữ phát thanh viên, được cho là khoảng 70 tuổi, đã xuất hiện bất cứ khi nào Triều Tiên muốn loan báo thông tin quan trọng, hoặc khoe rằng đã đạt thành tựu mới. Bà được chọn để thông báo về cái chết của ông Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) và con trai ông, Kim Jong-il.

Trong bài phát biểu kéo dài 3 phút hôm 9/9, bà Ri nói rằng Triều Tiên đã sẵn sàng để "trả đũa chống lại kẻ thù."

"Chúng tôi sẽ tiến hành thêm nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng và số lượng của lực lượng hạt nhân, nhằm bảo vệ phẩm giá, quyền tồn tại của CHDCND Triều Tiên và hòa bình khỏi mối đe dọa tiến hành chiến tranh hạt nhân từ Mỹ," bà Ri nói.

Cho tới tháng 1 năm nay, bà Ri đã nghỉ hưu sau một sự nghiệp lẫy lừng kéo dài trên kênh truyền hình duy nhất của Triều Tiên. Nhưng sau đó bà đã trở lại để thông báo việc nước này thử thành công bom nhiệt hạch (bom H.)

Bà Ri sinh năm 1943, ban đầu là một nữ diễn viên. Sau đó bà trở thành người dẫn chương trình truyền hình và lên sóng lần đầu trong năm 1971, thời điểm kênh truyền hình nhà nước của Triều Tiên bắt đầu hoạt động.

Bà nằm trong nhóm số ít gương mặt ở Triều Tiên đã trở nên quen thuộc với cộng đồng thế giới. Bà thường xuyên có các phát biểu hào hùng, lên án sự khổ sở mà thế giới thù địch tạo ra với Triều Tiên và ca ngợi chiến thắng của quân đội.

"Với giọng nói chứa đựng sự giận dữ, vừa mạnh mẽ lại vừa lôi cuốn, bà Ri đã trải qua những gì để trở thành phát thanh viên nhân dân và một anh hùng lao động?" tờ Chosun Monthly của Triều Tiên từng đặt tiêu đề như vậy trong bài viết về bà vào năm 2009.

Do báo chí Triều Tiên có thói quen trả lời các câu hỏi do mình đưa ra nên bài viết đã thuật lại hành trình nổi tiếng của bà Ri, dĩ nhiên là dưới sự dẫn dắt của ông Kim Il-sung, người đã nuôi dưỡng bà với "niềm tin yêu ấm áp." Ông Kim đã khuyến khích bà trở thành một phát thanh viên với các phát biểu mạnh mẽ.

"Ngày qua ngày, giọng nói của bà dần trở nên có sức hút mạnh mẽ, tới mức mỗi khi bà đọc bản tin, khán giả rất cảm động. Khi Ri loan tin, kẻ thù sẽ run rẩy sợ hãi, " bài báo viết.

Theo thời gian, bà Ri đã lên án Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Gương mặt bà ánh lên niềm tự hào khi kể lại các hoạt động của ông Kim Il-sung và Kim Jong-il, về việc họ thăm các doanh trại, ngắm các cánh đồng cải bắp, làm việc tại các lò luyện thép ra sao.

Theo giới quan sát, Ri là cái tên được tin tưởng nhất trong giới làm tin tức ở Triều Tiên, bởi bà có kỹ năng tuyên truyền tốt và có khả năng thu hút sự chú ý lớn từ công chúng.

"Bà ấy có giọng nói rất mạnh mẽ, thường được người Triều Tiên đánh giá là "tràn ngập màn hình," Kim Yong , một người đào tẩu từ Triều Tiên sang Hàn Quốc, cho biết.

"Khi mới qua đây và nghe các phát thanh viên Hàn Quốc nói trên truyền hình, tôi có cảm giác giống như các ông bố, bà mẹ đang nói trong phòng riêng của họ vậy. Phát thanh viên Hàn Quốc thi thoảng còn vấp chữ, trong khi ở Triều Tiên điều này không thể xảy ra, hoặc họ sẽ mất việc"./.

Trung Quốc muốn bỏ mặc Venezuela “tự gục ngã”?

Trump bị tố cáo dùng tiền quỹ từ thiện làm lợi riêng

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đang đối mặt với các cáo buộc dùng tiền quỹ Trump Foundation làm lợi riêng. Quỹ Trump Foundation là một quỹ tư nhân do Trump sáng lập năm 1988.

Phân tích hồ sơ thuế trong 17 năm và phỏng vấn hơn 200 cá nhân và tổ chức quyên góp hoặc nhận quyên góp từ quỹ Trump Foundation cho thấy phần lớn các khoản quyên góp cho quỹ Trump Foundation không đến từ gia đình Trump.

Theo hồ sơ thuế này, lần quyên góp cuối cùng từ gia đình Trump cho quỹ Trump Foundation là vào năm 2008. Kể từ đó trở đi, tất cả khoản quyên góp quỹ Trump Foundation nhận được là từ những người khác - một chuyện mà theo nhiều chuyên gia thì hầu như chưa từng nghe thấy đối với một quỹ tư nhân gia đình.

"Tôi không có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin, nhưng tôi đã đóng góp hàng triệu USD" - Trump từng nói với Washington Post hồi tháng 5. Tổng tiền đóng góp quỹ Trump Foundation nhận được trong năm 2016 này gần như gấp đôi tổng tiền đóng góp vào quỹ trong ba năm 2012-2014, theo báo Sun Sentinel (Mỹ).

Washington Post còn cho biết Trump có một vài lần dùng tiền người khác đóng góp vào quỹ Trump Foundation để mưu lợi riêng.

Quỹ Trump Foundation dùng tiền đóng góp của các quỹ từ thiện này để quyên cho các quỹ từ thiện khác. Chẳng hạn trong thời gian 2009-2010 quỹ Trump Foundation nhận 150.000 USD từ quỹ từ thiện Charles Evans Foundation, sau đó lại đem đúng số tiền này quyên cho một quỹ từ thiện khác là Palm Beach Police Foundation.

Hành động từ thiện này đã giúp Trump thắng được giải thưởng từ thiện Palm Tree Award bang Florida năm 2010.

Cũng theo điều tra của Washington Post, Trump đã từng dùng tiền của quỹ Trump Foundation để mua một bức tranh riêng cho mình. Sự việc diễn ra tại một sự kiện từ thiện năm 2007, gia đình Trump đã mua đấu giá một bức tranh do họa sĩ Michael Israel phác họa chân dung Trump bằng 20.000USD của quỹ Trump Foundation.

Họa sĩ Michael Israel từng vẽ chân dung của các nhân vật nổi tiếng như John Lennon, Einstein… để đấu giá giúp đỡ trẻ em.

Một lần khác, Trump đã dùng 12.000 USD của quỹ Trump Foundation để mua một mũ bảo hộ và áo nịt từ tiền vệ đội bóng dầu dục Tim Tebow tại một sự kiện từ thiện năm 2012. Theo luật, Trump phải đóng góp những vật này cho mục đích từ thiện. Nhưng không rõ Trump đã sử dụng chúng vào việc gì.

Điều tra của Washington Post cũng phát hiện Trump dùng tiền của quỹ Trump Foundation vào mục đích chính trị. Chẳng hạn Trump đã dùng tiền của quỹ Trump Foundation quyên góp cho Trưởng Công tố bang Florida Pamela Bondi sau khi bà Bondi quyết định không điều tra thêm đại học Trump.

Một nhóm hoạt động bảo thủ cũng đệ đơn kiện Trưởng Công tố New York Eric Schneiderman nhận 100.000 USD từ quỹ Trump Foundation năm 2014. Thời gian này ông Schneiderman đang kiện Trump tội lừa đảo quanh hoạt động của đại học Trump.

Bầu cử Mỹ: Ông Trump dẫn điểm lớn nhất trước bà Clinton tại 1 bang

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

24h qua ảnh: Người mẫu khoe dáng tại triển lãm quân sự Nga

vccorp.vn

Copyright © 2008 - 2016 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943 113 999
Email: btv@soha.vn
Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.

Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn về việc Triều Tiên thử hạt nhân

Phát biểu với giới phóng viên trước phiên họp, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin nói ông tin rằng Hội đồng Bảo an sẽ lên án hành động thử hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời sẽ xem xét các lựa chọn phản ứng kế tiếp.

Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc Matthew Rycroft cho biết Hội đồng Bảo an sẽ thực hiện một loạt các bước đi để phản ứng với vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.

Theo ông Matthew, trước hết là phải thực thi đầy đủ các lệnh trừng phạt hiện nay. Kế tiếp, Hội đồng Bảo an có thể đưa thêm vào danh sách trừng phạt một số cá nhân tại Triều Tiên. Thứ ba, Hội đồng Bảo an có thể sẽ tăng cường thêm các biện pháp trừng phạt.

Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Francois Delattre cũng hối thúc Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết mới mở rộng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên theo Điều 7 của Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời thực thi đầy đủ các nghị quyết trừng phạt hiện có./.

Duterte phân trần những gì khi "đụng mặt" Obama tại ASEAN?

"Bỏ qua" Obama, Tổng thống Duterte quay sang xúc phạm Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon

Trong chuyến thăm tới thủ đô Jakarta của Indonesia hôm nay, ông Duterte đã nói với một nhóm người Philippines rằng phát ngôn "con hoang" không nhằm vào Tổng thống Mỹ và đích thân ông đã nói với ông Obama như vậy.

"Tôi sẵn sàng gặp ông Obama. Tôi chờ ông ấy hồi đáp. Là luật sư với luật sư, chúng tôi đều là luật sư... Tôi nói rằng tôi chưa đưa ra phát biểu như vậy, hãy kiểm tra đi... Tôi nói thế, nhưng không liên quan đến ông Obama. Tôi không chiến đấu với nước Mỹ".

Ông Duterte và ông Obama đã bắt tay và nói chuyện ngắn gọn hôm 7.9 - các quan chức cho biết.

Ngoài ra, trong phát biểu hôm nay, ông Duterte nói rằng ông nghĩ Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon là kẻ ngốc đưa ra vấn đề vi phạm nhân quyền vài tuần trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào.

"Ngay cả ông Ban Ki-moon cũng phải suy xét. Ông ta cũng đưa ra phát biểu trước đó, vài tuần trước, về việc vi phạm nhân quyền. Ông là một kẻ ngốc khác".

Trước đó ông Duterte đã gọi ông Obama là "con hoang", và dùng những từ ngữ tương tự để gọi một số quan chức, nhà lãnh đạo thế giới khác.

Duterte thóa mạ Obama đã khủng khiếp, nhưng thua xa những pha kinh điển này

Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên làm lộ điểm yếu của phương Tây

Hôm qua, 9/9, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 5 và có thể là lớn nhất của nước này, chưa đầy 1 năm kể từ thử nghiệm gần nhất.

Duyeon Kim, chuyên gia thuộc Diễn đàn Tương lai Bán đảo triều Tiên cho rằng: Các cuộc thử nghiệm này không hề bất ngờ bởi Triều Tiên chắc hẳn vẫn còn tiếp tục thử nghiệm tên lửa và vũ khí hạt nhân của mình. "Bình Nhưỡng có lý do chiến lược, công nghệ và chính trị để tiếp tục hoạt động này. Điều đó giúp họ hoàn thiện công nghệ của mình".

Kim nhận định: Bình Nhưỡng đã chọn một thời điểm có lợi, bởi nó trùng với lễ kỷ niệm của nước này và một loạt các hội nghị quốc tế trong khu vực.

Theo ông Bruce Bennet, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Toàn cầu RAND, trong 4 năm lãnh đạo, Kim Jong-Un đã cho tiến hành 37 vụ thử tên lửa, nhiều gấp đôi so với số lượng thử nghiệm dưới thời cha ông Kim Jong-il (17 vụ).

"Hoạt động thử tên lửa không phản ánh sự ổn định hay bất ổn của nhà nước mà thể hiện kế hoạch phát triển và nâng cấp lâu dài của Bình Nhưỡng đối với vũ khí của mình".

Những quân cờ trong tay phương Tây

Sau khi ký kết thỏa thuận phi hạt nhân hóa với Washington năm 1994, Triều Tiên vẫn tiến hành thử nghiệm. Lần đầu tiên là tháng 10/2006, trong giai đoạn Hàn Quốc đang nỗ lực cải thiện mối quan hệ 2 bên với "Chính sách Ánh dương".

Nhưng chỉ hơn một năm sau người dân Hàn Quốc đã mất niềm tin vào chính sách này. Điều đó được thể hiện rất rõ qua kết quả bầu cử. Người dân Hàn Quốc đã bầu cho Lee Myung-bak, người có tư tưởng cứng rắn với Triều Tiên.

Thực ra, 4 vụ thử tên lửa trước đây đã phủ bóng lên nỗ lực kiềm chế chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, hoạt động vẫn đang tiến triển dù nước này phải chịu cấm vận suốt 1 thời gian dài. Hồi tháng 3 vừa qua, Liên Hợp Quốc đã áp mức cấm vận hà khắc nhất đối với nước này, và Washington chắc chắn sẽ gia tăng các biện pháp đơn phương của mình.

Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn đang duy trì chính sách "cô lập" Bình Nhưỡng và từ chối đàm phán cho tới khi Triều Tiên tỏ ra nghiêm túc với nỗ lực phi hạt nhân hóa trên bán đảo. Biện pháp này được xem là "sự kiên nhẫn chiến lược".

Daniel Pinkston, giảng viên ĐH Troy (Mỹ) cho rằng các bên vẫn còn có thể gây sức ép với Bình Nhưỡng: "Chúng ta có thể làm được nhiều hơn nữa và tốt hơn nữa. Hãy tăng các biện pháp cấm vận. Hãy kiểm soát xuất khẩu".

Nhưng theo Diplomat, vụ thử hạt nhân lần thứ 5 cho thấy các bên cần một phương án mới nếu muốn "khống chế" Bình Nhưỡng."Bây giờ là thời điểm thích hợp để Mỹ bàn thảo một chính sách nghiêm túc về việc: Làm thế nào để xem xét lại kế hoạch không hiệu quả đang áp dụng với Bình Nhưỡng", John Delury, Phó Giáo sư ĐH Yonsei (Hàn Quốc) nhận định.

Ông Delury cho rằng các biện pháp cấm vận trong suốt 8 năm qua không có tác dụng.

Chưa rõ vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên có khiến chính sách nhằm vào nước này chuyển hướng hay không. Nhưng rõ ràng cộng đồng quốc tế đang có rất ít quân cờ trong tay.

"Nếu anh muốn họ giải trừ vũ khí hạt nhân thì anh phải dùng tới vũ lực", ông Pinkston nói, "Nhưng chuyện này có đáng với cái giá phải trả cho vũ lực hay không? Tôi nghĩ là không".

10 hay 20 kiloton?

Diễn ra vào khoảng 9h30 sáng, theo giờ địa phương, vụ nổ được chính quyền Hàn Quốc phát hiện đầu tiên và được coi là một hoạt động địa chấn, gần bãi thử tên lửa Punggye-ri, Đông Bắc Triều Tiên.

Hãng thông tấn Nhà nước KCNA sau đó đã xác nhận thông tin và khẳng định đó là thử nghiệm thiết bị hạt nhân gắn trên tên lửa đạn đạo.

Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên làm lộ điểm yếu của phương Tây - Ảnh 1.

Người dân Triều Tiên theo dõi tin tức về vụ thử nghiệm trên màn hình.

Trung tâm Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết vụ nổ tương đương với 1 trận động đất mạnh 5,3 độ richter. Trong khi đó, quân đội Hàn Quốc ước tính vụ nổ có sức công phá khoảng 10 kiloton và là vụ nổ lớn nhất Bình Nhưỡng từng thực hiện.

Ông Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình Tránh Phổ biến Vũ khí Hạt nhân Đông Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu James Martin cho rằng:

"Ước tính của USGS thường cao hơn các cơ quan khác. Trong trường hợp này, chênh lệch khá lớn. USGS ước tính vụ nổ tương đương 5,3 độ richter, trong khi nhiều cơ quan khác lại cho rằng con số này chỉ gần 5,0. Đó là một khoảng cách lớn, dao động giữa 10 và 20 kiloton".

Duterte phân trần những gì khi "đụng mặt" Obama tại ASEAN?

Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria bị IS tấn công

vccorp.vn

Copyright © 2008 - 2016 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943 113 999
Email: btv@soha.vn
Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.

Tiết lộ về lá cờ biểu tượng tinh thần kiên cường ngày 11/9

Theo thông báo từ Khu Tưởng niệm và Bảo tàng 11/9 tại thành phố New York, lá cờ đã được một người đàn ông chưa rõ danh tính trao lại cho nhà chức trách vào năm 2013 nhưng mới chỉ xuất hiện trước công chúng vào ngày 8/9.

"Tôi rất vui vì lá cờ được lưu giữ trong bảo tàng 11/9, đó là nơi mà nó thuộc về", USA Today dẫn lời Thomas E. Franklin, nhiếp ảnh gia năm xưa từng chụp khoảnh khắc treo cờ, chia sẻ.

Franklin nói ý nghĩa bức ảnh không tập trung vào lá cờ mà vào nằm ở những người treo nó lên cao và những người đầu tiên vực lại tinh thần sau cuộc khủng bố trong hoàn cảnh hàng nghìn người thiệt mạng ngày hôm đó.

Ông tin rằng đối với một số người, lá cờ này là một biểu tượng đầy ý nghĩa. "Nếu như việc tìm thấy lá cờ có thể xoa dịu vết thương lòng của người dân thì thật tuyệt vời", vị nhiếp ảnh gia nói.

Lá cờ ban đầu được lấy từ một chiếc du thuyền neo đậu gần hiện trường vụ khủng bố. Sau đó nó biến mất trong 5 giờ sau thời điểm chụp ảnh.

Phó giám đốc cơ quan cảnh sát thành phố Everett, bang Washington Mark St. Clair cho biết đoạn video quay lại quang cảnh khu vực đó cho thấy lá cờ không ở trên cột cờ.

Hiện chưa rõ lá cờ ban đầu đã được thay thế bằng lá cờ khác như thế nào và việc nó "di chuyển" đến bang Washington ra sao.

Năm 2002, người chủ chiếc du thuyền năm xưa, đã đến gặp cảnh sát và đề nghị sử dụng lá cờ để vận động quyên góp. Tại thời điểm đó, nó không được công nhận là lá cờ gốc.

Đến cuối năm 2014, chính lá cờ này được trao lại cho cơ quan chức năng tại Everett, bang Washington, sau một chương trình truyền hình nói về lịch sử của nó, bao gồm cả sự mất tích không rõ lý do.

Lá cờ thay thế lớn hơn, có chữ ký của các quan chức cấp cao đã được trưng bày tại nhiều địa điểm khác nhau chỉ vài năm sau khi người ta xác nhận lá cờ gốc bị mất tích.

Cảnh sát thành phố Everett tiết lộ rằng lá cờ đã được xác thực là vật gốc vào năm ngoái và được chuyển về cho chủ sở hữu vào đầu tháng 8/2016. Tuy nhiên, người này và Chubb, công ty bảo hiểm của du thuyền năm xưa, đã tặng nó cho bảo tàng.

Giám đốc điều hành của Chubb Evan Greenberg khẳng định sự trở lại của lá cờ "một lần nữa nhắc nhở chúng ta về tinh thần anh hùng và quyết tâm của một thành phố lớn, một quốc gia vĩ đại".

Kênh truyền hình History Channel của Mỹ đang lên kế hoạch phát sóng một chương trình công bố các chi tiết trong hành trình trở về của lá cờ gốc vào ngày 11/9 tới, đúng 15 năm ngày xảy ra vụ tấn công, New York Times cho hay.

Tòa án Campuchia phạt tù lãnh đạo CNRP vì chống lệnh triệu tập

​Nga, Mỹ sẽ cùng tiến hành không kích tại Syria

Theo AFP Mỹ và Nga đã thống nhất sẽ tiến hành các cuộc không kích chung tiêu diệt các nhóm khủng bố IS và Mặt trận Nusra tại Syria nếu thỏa thuận ngừng bắn mới duy trì được trong một tuần.

Ông Lavrov nói: "Chúng tôi sẽ thống nhất tiến hành các đợt không kích tiêu diệt lực lượng khủng bố do lực lượng không quân của Nga và Mỹ cùng triển khai. Chúng tôi đã thống nhất về những khu vực sẽ tiến hành các đợt không kích này".

Trước đó, sau cuộc hội đàm tại Geneva, Thụy Sĩ, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố nội dung kế hoạch và thỏa thuận đạt được giữa hai bên trong việc giải quyết cuộc xung đột tại Syria.

Phát biểu trước báo giới, ông Kerry bày tỏ hy vọng kế hoạch mới sẽ là sự kiện đánh dấu những nỗ lực ngoại giao đa phương bắt đầu phát huy tác dụng. Ông nói: "Chúng ta phải săn lùng những kẻ khủng bố này, nhưng không phải một cách bừa bãi mà phải có hệ thống".

Nga và Mỹ kêu gọi tất cả các bên tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn bắt đầu từ lúc mặt trời lặn ngày 12-9 và kéo dài trong một tuần. Thỏa thuận này bao gồm việc dừng lại mọi hình thức tấn công, kể cả không kích.

Thỏa thuận cũng yêu cầu không gây cản trở cho công tác cứu hộ nhân đạo tiếp cận những khu vực cần thiết, trong đó có Aleppo.

Ông Kerry nói ông hy vọng phía Nga sẽ đảm bảo rằng chính phủ Syria sẽ tuân thủ lệnh ngừng bắn mới. Nếu lệnh ngừng bắn được duy trì đúng như thỏa thuận, một trung tâm phối hợp hành động giữa hai bên sẽ được thiết lập.

Trung tâm này sẽ truy lùng những kẻ khủng bố, tách biệt chúng ra so với các nhóm nổi dậy ôn hòa để sau đó các cuộc không kích chung của lực lượng không quân Mỹ và Nga sẽ tiến hành tiêu diệt những kẻ khủng bố này.

Trung Quốc biết trước vụ thử hạt nhân của Triều Tiên nhưng bất lực?

Bị phản đối dữ dội, Facebook thôi chặn ảnh "em bé Napalm"

Tấm hình biểu tượng đoạt giải thưởng danh giá Pulitzer do nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng tin AP chụp vào năm 1972, ghi lại hình ảnh cô bé 9 tuổi Kim Phúc trần truồng vừa khóc vừa chạy khỏi một ngôi làng ở Việt Nam đang bị dội bom Napalm.

Phản đối ở Na Uy bắt đầu từ tháng trước sau khi Facebook gỡ bỏ hình ảnh này từ một trang nhà của một tác giả Na Uy, viện dẫn lý do là ảnh khỏa thân, vi phạm luật kiểm soát của Facebook. Tác giả người Na Uy, Tom Egeland, đã đăng bức ảnh để minh họa cho bài viết The Terror of War.

Sự phản kháng lên cao điểm hôm 9.9 khi Thủ tướng Na Uy, Erna Solberg, đăng bức ảnh này lên trang của bà và cũng bị Facebook xóa - Sigbjorn Aanes, một trong những người thân cận với bà Solberg nói với BBC.

Đầu tiên, Facebook giữ nguyên lập trường, nói rằng không thể cho phép đăng một ảnh khỏa thân trẻ em trong trường hợp này mà lại cấm trong những trường hợp khác.

Tuy nhiên, chiều ngày 9.9, Facebook thông báo sẽ cho phép chia sẻ tấm ảnh ‘em gái Napalm’ trên mạng xã hội - theo VOA.

“Do là hình ảnh biểu tượng có tầm quan trọng lịch sử, giá trị của việc cho phép chia sẻ cao hơn giá trị bảo vệ cộng đồng qua việc gỡ bỏ, chúng tôi quyết định cho phép lại hình này trên Facebook,” BBC trích lời một phát ngôn viên nói.

Thủ tướng Na Uy bày tỏ hài lòng về quyết định của Facebook. Theo bà, điều này cho thấy ý kiến người sử dụng truyền thông xã hội được tôn trọng.

Duterte thóa mạ Obama đã khủng khiếp, nhưng thua xa những pha kinh điển này

Lo Ankara chiếm lợi thế, Mỹ vừa hợp tác vừa "khóa chân" quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

Ông Mithat Sancar, một thành viên của đảng Dân chủ Nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ (HDP) cho biết, Mỹ sẽ không để Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát hoàn toàn chiến dịch tấn công thành phố Raqqa, được coi là “thủ đô” của IS.

“Cả hai bên hiện đang tìm kiếm một chiến lược chung để tấn công vào thành phố Raqqa”, ông Sancar, một giáo sư luật Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm.

Chiến dịch nhằm giải phóng thành phố Raqqa (Syria), nơi được coi là “thủ đô” của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) từ tháng 1/2014, có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đánh bại tổ chức khủng bố khét tiếng này.

Trước đó vào đầu tuần này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng tham gia vào chiến dịch giải phóng thành phố Raqqa.

Ông nói rằng ông nhận được đề nghị từ phía Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc gặp mặt riêng bên lề cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Châu Á.

Vào ngày 8/9, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik trả lời hãng thông tấn Reuters rằng lực lượng vũ trang YPG người Kurd không được đóng vai trò chủ đạo trong chiến dịch tấn công Raqqa. Mỹ đã phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng này trong cuộc chiến chống IS tại Syria.

Ankara đang đẩy mạnh các hoạt động quân sự tại Syria kể từ khi tiến quân vào đất nước này vào ngày 24/8.

Với sự tham gia của các loại máy bay chiến đấu, xe tăng, pháo hạng nặng và các đơn vị đặc nhiệm, IS đã bị đẩy lùi khỏi thành phố Jarabulus và khiến quân người Kurd không thể mở rộng vùng lãnh thổ mà họ đang kiểm soát ra phía Tây sông Euphrates.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đang kiểm soát một dải dất kéo dài 90km dọc đường biên giới Syria – Thổ và theo Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Canikli, họ đã sẵn sàng để tiến quân xuống phía Nam.

Ông Sancar tin rằng, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đạt được một thỏa thuận không chính thức, theo đó quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ở lại các khu vực gần Jarabulus và không tiến sâu hơn vào lãnh thổ Syria để tránh để lực lượng này đối đầu với các nhóm vũ trang người Kurd.

“Tình huống nguy hiểm nhất có thể xảy ra, đó là quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giao chiến với quân người Kurd. Ankara hiểu rằng một cuộc đối đầu quân sự với YPG cũng đồng nghĩa với việc quan hệ ngoại giao với Nga sẽ đi xuống và Ankara sẽ phải chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng”, ông Sancar nói.

Giáo sư người Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết thêm, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ muốn đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch quân sự ở Syria, nhưng họ đang đánh giá quá cao khả năng của mình và buộc phải tham gia vào những trận đánh nhỏ.

“Thực tế, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Bắc Syria là một chiến dịch PR nhằm củng cố hình ảnh của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế. Nếu Ankara tiến quân vượt quá đường ranh giới mà Mỹ vẽ ra tại Syria, họ sẽ gặp rắc rối lớn”, ông Sancar nhận định.

Duterte phân trần những gì khi "đụng mặt" Obama tại ASEAN?

Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chống lại Ả Rập Saudi trong vụ khủng bố 11.9

Các quan chức Mỹ cho biết dự luật được thông qua ngay trước ngày kỷ niệm 15 năm vụ tấn công khủng bố.

Theo báo The Hill, dự luật cho phép gia đình các nạn nhân trong vụ khủng bố 11.9 kiện Ả Rập Saudi tại các tòa án Mỹ đã được Thượng viện thông qua trong tháng 5.2016 và hiện đang chờ quyết định chính thức từ tổng thống.

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ không chấp nhận dự luật mới. Ông Obama cho rằng dự luật là không cần thiết khi nó có thể khiến mối quan hệ giữa Mỹ với Ả Rập Saudi trở nên căng thẳng.

Tuy nhiên, những nghi ngờ về vai trò của Ả Rập Saudi trong vụ tấn công 11.9 và áp lực từ gia đình các nạn nhân đang khiến Tổng thống Obama khó có thể đưa ra quyết định chống lại việc thông qua dự luật.

Tổng thống Obama có 10 ngày để thông qua hay từ chối dự luật trước khi nó trở thành một đạo luật chính thức bất chấp quyết định từ nhà lãnh đạo Mỹ.

Những người ủng hộ coi dự luật mới chống lại Ả Rập Saudi là một quyết định phù hợp và cần thiết cho gia đình các nạn nhân trong vụ khủng bố đẫm máu vào ngày 11.9.2001.

Thượng nghị sĩ Charles Schumer của bang New York cho biết trong một tuyên bố: “Các nạn nhân của vụ khủng bố 11.9 và các cuộc tấn công khác trên khắp nước Mỹ đã chịu nhiều đau đớn, do đó họ không nên bị từ chối bởi công lý”.

Theo luật pháp Mỹ hiện nay, các nạn nhân hay gia đình của họ chỉ có thể kiện những quốc gia bị cáo buộc tài trợ cho các hoạt động của khủng bố như Iran.

Trong khi đó, dự luật mới cho phép các nạn nhân khởi kiện những nước không nằm trong danh sách các quốc gia tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố, trong đó bao gồm cả Ả Rập Saudi.

Báo The Hill cho biết 15 trong tổng số 19 tên không tặc của vụ tấn công 11.9 có quốc tịch Ả Rập Saudi. Do đó, nhiều người nghi ngờ Riyadh có thể đã hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp cho vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ.

Quốc hội Mỹ trong tháng 7.2016 đã phát hành một báo cáo dài 28 trang cho thấy mối quan hệ đáng ngờ của Ả Rập Saudi trong vụ khủng bố 11.9, nhưng không cung cấp bất cứ một bằng chứng cụ thể nào.

Các quan chức của Ủy ban Tình báo Hạ viện cho biết những phát hiện trong báo cáo là sơ bộ và sẽ tiếp tục cung cấp những thông tin chi tiết trong thời gian tới.

Trước đó, bản báo cáo từ Ủy ban điều tra vụ khủng bố 11.9 cho biết chính phủ Ả Rập Saudi cũng là “một tổ chức khủng bố” hay các quan chức tại Riyadh đã hỗ trợ cho những kẻ gây ra cuộc tấn công.

Cựu Đại sứ Mỹ John Bolton và cựu Bộ trưởng Tư pháp Michael Mukasey cảnh báo rằng dự luật mới “nhiều khả năng sẽ gây ra những tổn hại cho Mỹ hơn là đem lại lợi ích trong cuộc chiến chống lại sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố và các quốc gia tài trợ cho bọn khủng bố”.

Diplomat: Trung Quốc không thể bồi đắp Scarborough vì...