Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

​Cựu Thủ tướng Anh David Cameron từ chức đại biểu quốc hội

"Hoàn cảnh từ chức Thủ tướng của tôi và những thực tế chính trị hiện tại đã khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn khi tiếp tục ở lại trong quốc hội. Tôi hoàn toàn ủng hộ Theresa May và có niềm tin rằng nước Anh sẽ phát triển dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của bà ấy" - ông Cameron tuyên bố.

Trước đó ông Cameron đã từ chức thủ tướng hồi tháng 6, chỉ vài giờ sau khi có kết quả của cuộc trưng cầu dân ý và bàn giao quyền lực lại cho bà May.

Ông Cameron đã chịu nhiều chỉ trích sau thất bại của cuộc bỏ phiếu. Nhiều người cáo buộc ông đã liều lĩnh tổ chức một cuộc trưng cầu mà thiếu chiến dịch quản lý những người theo chủ nghĩa dân túy chống EU.

AFP cho biết việc ông từ chức khỏi quốc hội là một động thái nhanh bất thường. Thông thường các cựu thủ tướng vẫn ở trong quốc hội Anh trong nhiều năm.

Ông Cameron cũng lên tiếng phủ nhận việc ông từ chức có liên quan đến quyết định hồi tuần trước của bà May trong ngành giáo dục. Theo đó bà May quyết định cho các trường học công do nhà nước tài trợ có quyền quy hoạch lại các môn học theo khả năng học tập của học sinh.

Cựu thủ tướng Cameron đã phản đối quyết định này trong suốt 6 năm tại chức của ông. Trả lời phỏng vấn với đài ITV, ông Cameron cam đoan rằng việc ông từ chức tại thời điểm xảy ra tranh cãi với bà May là hoàn toàn ngẫu nhiên.

"Rõ ràng tôi có quan điểm riêng của tôi về một vấn đề nào đó. Mọi người đều biết cả. Bởi vì tôi là cựu thủ tướng nên việc ngồi lại quốc hội sẽ gây khó khăn và phân tâm cho những gì chính phủ đang làm" - ông Cameron chia sẻ.

Bà May đã có đôi lời với ông Cameron trên Facebook sau khi ông quyết định ra đi. "Tôi rất tự hào được phục vụ dưới thời chính quyền của ông Cameron và dưới sự sự lãnh đạo của ông ấy chúng ta đã gặt hái được những điều tuyệt vời" - bà May viết.

Ông Cameron là nghị sĩ đến từ thị trấn Witney thuộc hạt nông thôn Oxfordshire từ năm 2001. Vào thời điểm ông từ chức thủ tướng, ông Cameron vẫn nhấn mạnh rằng ông muốn tiếp tục là một nghị sĩ và có ý định tái tranh cử trong cuộc tổng bầu cử năm 2020.

Tuy nhiên ông đã không đảm nhận vài trò nào kể từ khi từ chức. "Rõ ràng tôi sẽ phải xây dựng một cuộc sống bên ngoài Westminster. Tôi chỉ mới 49 tuổi và hy vọng tôi vẫn có thể đóng góp cho cộng đồng và đóng góp cho đất nước chúng ta" - ông chia sẻ với ITV.

Quyết định của ông Cameron cũng nhận được sự hoan nghênh của các đồng minh.

Cựu bộ trưởng tài chính của ông là George Osborne gọi đó là một "ngày buồn" trên Twitter. "Tôi biết ông ấy đã rất khó khăn để đưa ra quyết định này" - ông Osborne chia sẻ.

Cựu Ngoại trưởng William Hague cho rằng đó là "một quyết định đúng", viết rằng: "Cựu thủ tướng bị cáo buộc làm quá ít việc và gây mất tập trung".

Tuy nhiên nghị sĩ Angela Eagle của đảng Lao động đối lập chỉ trích quyết định ra đi của ông Cameron. Bà Eagle cho rằng ông Cameron đã tiến hành cuộc trưng cầu dân ý để giải quyết "một cuộc tranh luận trong đảng của ông ta" và bây giờ "ông ta ra đi để người khác giải quyết đống lộn xộn này".

Ngoài ra quyết định từ chức của ông Cameron cũng gây ra một thủ tục tối nghĩa cho quốc hội bởi vì các nhà lập pháp về mặt kỹ thuật thì không thể từ chức.

Tập trận biển Đông: Đến lượt Nga ủng hộ Trung Quốc, liên minh quân sự thành hình?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét