Tấm hình biểu tượng đoạt giải thưởng danh giá Pulitzer do nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng tin AP chụp vào năm 1972, ghi lại hình ảnh cô bé 9 tuổi Kim Phúc trần truồng vừa khóc vừa chạy khỏi một ngôi làng ở Việt Nam đang bị dội bom Napalm.
Phản đối ở Na Uy bắt đầu từ tháng trước sau khi Facebook gỡ bỏ hình ảnh này từ một trang nhà của một tác giả Na Uy, viện dẫn lý do là ảnh khỏa thân, vi phạm luật kiểm soát của Facebook. Tác giả người Na Uy, Tom Egeland, đã đăng bức ảnh để minh họa cho bài viết The Terror of War.
Sự phản kháng lên cao điểm hôm 9.9 khi Thủ tướng Na Uy, Erna Solberg, đăng bức ảnh này lên trang của bà và cũng bị Facebook xóa - Sigbjorn Aanes, một trong những người thân cận với bà Solberg nói với BBC.
Đầu tiên, Facebook giữ nguyên lập trường, nói rằng không thể cho phép đăng một ảnh khỏa thân trẻ em trong trường hợp này mà lại cấm trong những trường hợp khác.
Tuy nhiên, chiều ngày 9.9, Facebook thông báo sẽ cho phép chia sẻ tấm ảnh ‘em gái Napalm’ trên mạng xã hội - theo VOA.
“Do là hình ảnh biểu tượng có tầm quan trọng lịch sử, giá trị của việc cho phép chia sẻ cao hơn giá trị bảo vệ cộng đồng qua việc gỡ bỏ, chúng tôi quyết định cho phép lại hình này trên Facebook,” BBC trích lời một phát ngôn viên nói.
Thủ tướng Na Uy bày tỏ hài lòng về quyết định của Facebook. Theo bà, điều này cho thấy ý kiến người sử dụng truyền thông xã hội được tôn trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét